Trong cuộc sống, hẳn bạn sẽ có những lúc phân vân, do dự không biết nên
giữ hay nên buông. Hãy đọc bài viết này để có thêm ý tưởng. Nhưng hãy
nhớ rằng bạn dù bạn lựa chọn điều gì, thì đó vẫn là quyết định của bạn
và bạn hãy chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Câu chuyện 1:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà
sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước
sôi nóng vào cốc,nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng,cô buông tay
làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói: – Đau rồi tự khắc sẽ buông! Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Câu chuyện 2:
Một chàng trai đến tìm nhà sư , anh hỏi:
-Thưa
thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô
cùng. Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách
trà nóng vừa mới pha xong. Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không
buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi
uống và cảm nhận thấy rất ngon.
Lúc
này nhà sư từ tốn nói: – Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt
đẹp sau đó rồi! Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có
thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, việc làm
của chúng ta là biết phân biệt rõ khi nào nên cầm lên, khi nào bỏ xuống
vì chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính
mình!
Khi bạn không may bị sa thải hay đuổi việc, bạn hãy đọc và làm thêm 2 bước sau
Để thực hiện quá trình buông bỏ một cách dễ dàng hơn, chúng ta chia ra làm hai bước nhỏ.Bước đầu tiên là tin tưởng.
Tin tưởng rằng không có vấn đề gì xảy ra, mọi thứ sẽ ổn. Ngay cả khi nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn trở thành sự thật, hãy nhận biết rằng, bạn vẫn sẽ bình an. Khi bạn biết rằng bạn sẽ ổn, không có vấn đề gì xảy ra, sự buông bỏ sẽ trở nên tương đối dễ dàng.
Bạn càng tin tưởng, bạn càng buôn bỏ được nhiều hơn và cuộc đời sẽ cho bạn nhiều hơn. Điều này sẽ củng cố thêm lòng tin của bạn. Khi bạn không tin tưởng, bạn chiến đấu, chống lại, mắc kẹt và sau đó rút lui. Điều này làm cho mọi thứ tồi tệ hơn, trong đó bạn lại củng cố “sự không tin tưởng.”
Tin tưởng là một sự lựa chọn. Sự lựa chọn do chính bạn tạo ra. Đó là một tuyên bố. “Tôi sẽ ổn không có vấn đề gì xảy ra. Tôi tin tưởng, chỉ vì tôi nói như vậy.”
Sự thật luôn là sự thật. Bạn đã có thời gian khó khăn trước và bạn đã thực hiện nó thông qua cảm xúc tiêu cực nào đó. Cuộc sống là chỉ khó khăn khi bạn kháng cự lại. Vì vậy, hãy từ bỏ sự kháng cự và tin tưởng vào cuộc sống. Tin tưởng rằng bạn sẽ ổn không có vấn đề gì xảy ra.
Nếu bạn đang tham gia vào tín ngưỡng hay tôn giáo, hãy cầu chúa hay cầu nguyện. Điều này không phải là bạn mê tín, mà bạn đang cần 1 chỗ lương tựa, trao lòng tin, luôn giúp điều mong muốn của bạn trở thành hiện thực nhanh hơn.
Hãy sẵn sàng đón nhận đau đớn
Bước thứ hai và quan trọng nhất trong quá trình buông bỏ là phải sẵn sàng để cảm thấy bị tổn thương. Điều này quan trọng bởi vì nó tránh cho chúng ta tự động tạo ra sự kháng cự khi bị tổn thương. Chúng ta dễ dàng kích hoạt sự kháng cự đối với những cảm giác và cảm xúc mới được xác lập khi bị tổn thương.
Nếu một hoàn cảnh nào đó gây ra một cảm xúc mà bạn sẵn sàng để đón nhận, hoàn cảnh đó sẽ không có ý nghĩa gì cả. Nếu một trường hợp gây ra một cảm xúc mà bạn không muốn đón nhận, nó sẽ là vấn đề với bạn. Chìa khóa để giải phóng cảm xúc thật nhanh là sẵn sàngđón nhận tổn thương, đón nhận một cách có chủ ý. Đón nhận nó vì bạn chọn cách đó. Cho nó đến để rồi nó sẽ đi.
Nếu bạn không sẵn sàng với đớn đau, kiểu như là vô vọng, không đủ tốt, không đáng yêu, thất bại, hoặc bất cứ vấn đề quan trọng nào, bạn sẽ làm tổn thương này mạnh mẽ hơn và bạn không thể buông bỏ.
Cuộc sống sẽ vẫn tiếp tục, nó sẽ vẫn trôi đi. Bạn sẽ luôn có thời gian để thực hành việc buông bỏ. Mỗi khoảnh khắc đều là cơ hội để cho đi và cảm thấy yên bình. Hãy đầu tư thời gian hợp lý nhất .
Nguồn: http://mywork.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét