Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Nhận biết khi mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nam giới. Hiểu biết để phòng tránh, cũng như điều trị bệnh lý này là điều nam giới cần có. Vậy từ đâu, nguyên nhân nào dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh – 1 bệnh lý đang có xu hướng gia tăng đáng kể.

Nhận biết khi mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh được hiểu là tình trạng giãn hệ thống tĩnh mạch tinh, bao gồm: tĩnh mạch tinh trong, tĩnh mạch tinh sau và tĩnh mạch tinh bìu và có 2 nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh

Bệnh gây ra các triệu chứng đau tưc tinh hoàn nhưng lại không rõ vị trí cụ thể. Tình trạng đau này lại càng gia tăng khi nam giới bị lao lực hay ở trong môi trường, nhiệt độ khí hậu quá nóng.


Quan sát có thể thấy bên tinh hoàn bị bệnh nhỏ hơn so với bên bình thường. Nhiều bệnh nhân khi đứng, khối tĩnh mạch ở bìu bị giãn trông như túi giun, khi nằm có cảm giác bẹp xuống. Tùy theo tình trạng bệnh mà có thể nhận biết được khi sờ hay thậm chí chỉ nhìn cũng thấy tĩnh mạch tinh giãn nổi ở dưới da. Một số người nhất là thanh niên còn bị đau tưng tức rất khó chịu. Cơn đau xuất hiện khi dương vật cương hay đi lại nhiều, nằm nghỉ thì hết. Phần lớn, các trường hợp bị giãn tĩnh mạch tinh thường bị ở tinh hoàn bên trái.

Vì sao giãn tĩnh mạch thừng tinh nguy hiểm?

Có không ít nam giới mắc vô sinh do chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nguyên nhân và mối liên hệ cụ thể đó là:

Nhiệt độ tinh hoàn tăng làm khả năng sản xuất tinh trùng suy giảm. Tinh trùng không chỉ suy giảm về số lượng mà còn là sự tụt lùi về sức sống, về chất lượng, vậy nên không thể đảm bảo cho “hành trình” gặp trứng để tạo nên sự thành công cho việc thụ thai.

Khả năng chuyển hóa tại tinh hoàn hoàn toàn bị ngưng trệ do ứ máu tĩnh mạch. Bởi vậy khả năng đào thải khỏi tinh hoàn chậm lại gây “ngộ độc” tế bào sinh tinh trùng.

Các nguyên nhân khác như máu động mạch đến nuôi tinh hoàn giảm hay rối loạn nội tiết tại tinh hoàn cũng là tác nhân gây nên vô sinh khi nam giới mắc chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét